Việc dễ bị nhầm lẫn trong tiếng việt lớp 4 giữa các mẫu câu như là: ai là gì, ai làm gì và ai thế nào là việc dễ thấy của các em học tiểu học hiện nay. Để giảm thiếu tình trạng đó thì chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách ai là gì đặt câu cùng cách phân biệt câu ai làm gì, ai thế nào. Đồng thời sẽ đưa ra một vài bài tập để luyện tập những kiến thức ai là gì đặt câu. Chúng ta hãy bắt đầu ngay nhé!
Ai là gì đặt câu là gì?
Ai là gì đặt câu thường dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó.
Thường được chỉ cho người, vật. Đồng thời trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
Ai là gì đặt câu là một tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

Phân biệt giữa ai là gì với ai làm gì và ai thế nào
Về mặt ngữ pháp
Ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:
- Đối với Ai là gì: có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ vị.
- Đối với Ai làm gì: có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.
- Đối với Ai thế nào: có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ – vị.
Về mặt chức năng
- Đối với Ai là gì: Dùng để giới thiệu, nêu định nghĩa, nhận xét về con người, sự việc nào đó
- Đối với Ai làm gì: Dùng để kể về hành động, hoạt động của con người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ
- Đối với Ai thế nào: Dùng để miêu tả các đặc điểm, tính chất, trạng thái của con người, sự vật, sự việc của chủ ngữ
Ví dụ về phân biệt 3 kiểu câu
Ví dụ về ai là gì đặt câu
Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.
Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.
Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.
Ví dụ về ai làm gì đặt câu
Minh quét nhà giúp mẹ.
Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Ví dụ về ai thế nào đặt câu
Cánh đồng đẹp như một tấm thảm

Bài tập về Ai là gì đặt câu
Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở
a) (1) Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu là người Quảng Nam. (2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (3) Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. (4) Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.
b) (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (2) Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.
c) (1) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Gợi ý làm bài:
a)(1) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, (câu giới thiệu)
(2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (câu nêu nhận định)
b)(1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (câu giới thiệu)
c)(2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, (câu nêu nhận định)
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).

Gợi ý làm bài:
Mẫu 1
Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !
Mẫu 2
Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết được ai là gì đặt câu. Nếu thấy bài viết này hay và bổ ích đừng quên đọc thêm nhiều bài đăng của khoidautuoimoivoidoublemint thường xuyên để đón đọc thêm nhiều bài viết khác nữa nhé!