CuO là Oxit gì thì chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua hay từng học đến rồi đúng không. Nhưng để nói rõ về tính chất và tính ứng dụng của CuO trong nền công nghiệp gốm hay thủy tinh thì chưa chắc ai cũng biết. Nên hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải thích CuO là Oxit gì nhé!
Oxit là gì?
Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….
Công thức chung của oxit là MxOy.
Công thức của Oxit
Điclo heptaoxit
Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M và M có hoá trị n.
Theo quy tắc hoá trị, ta có: II x y = n x x.

Phân loại Oxit
Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazo.
Oxit axit
Oxit axit thường là oxit của phi kim, khi cho oxit tác dụng với nước thì thu được một axit tương ứng.
Một vài tính chất của Oxit axit như sau:
Tính tan: Đa số các oxit axit khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2:
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2OFeO + HCl → FeCl2 + H2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Tác dụng với oxit bazơ tan: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tan sẽ tạo muối:
SO3 + CaO -> CaSO4P2O5 +3Na2O -> 2Na3PO4
Tác dụng với bazơ tan: Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ phản ứng sẽ cho ra nước + muối trung hoà, muối axit hay hỗn hợp 2 muối
Oxit bazơ
Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
Một vài tính chất của Oxit bazơ như sau
Tác dụng với nước: Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
Tác dụng với axit: Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit (Thường là HCl hoặc H2SO4) tạo thành muối và nước.
Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (tan được trong nước).
CuO là Oxit gì?
Định nghĩa: Đồng (II) oxit là một oxit bazơ của đồng, khá phổ biến, tạo bởi Cu (II) với nguyên tố oxi.
- Công thức phân tử: CuO.
- Công thức cấu tạo: Cu=O.

Tính chất vật lý của CuO
- Là chất rắn, có màu đen, không tan trong nước
- Nhiệt độ nóng chảy ở 1148 độ C.
- Là một oxit bazo của đồng
Tính chất hóa học của CuO
- Có đầy đủ đặc điểm chất hóa học của một oxit bazơ.
- Dễ bị khử về kim loại đồng.
Tác dụng với axít
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
Tác dụng cùng với oxit axit
3CuO + P2O5→ Cu3(PO4)2
Tác dụng cùng với những hóa học khử mạnh
H2+ CuO H2O + Cu
CO + CuO CO2+ Cu
Qua trên thì bạn đã biết được CuO là Oxit gì rồi đúng không, nên tiếp theo chúng ta sẽ đến với những ứng dụng của CuO để bạn hiểu sâu hơn nhé!
Ứng dụng của CuO
– Trong thủy tinh,gốm. Đây là tính ứng dụng chính của CuO
Đồng(II) oxide được dùng trong vật liệu gốm để làm chất tạo màu sắc. Trong môi trường oxy hóa bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lá trong cho men (clear green color).
Các loại chì oxide hàm lượng cao sẽ cho màu xanh tối hơn, các oxide kiềm thổ hay bo hàm lượng cao sẽ kéo về phía sắc xanh lam).
Đồng(II) oxide là một flux khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng cracking do hệ số giãn nở nhiệt cao.
CuO kết hợp với Titani(IV) oxide có thể tạo ra các hiệu quả “blotching” và “specking” rất đẹp. CuO kết hợp với thiếc hay zirconi cho màu turquoise hay blue-green trong men kiềm thổ (hàm lượng KNaO cao) và alumina thấp. Nên sử dụng frit pha sẵn nếu muốn có màu này, tuy nhiên men loại này thường bị rạn. CuO trong men bari/thiếc/natri cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng.

– Đồng(II) oxit được dùng trong vật liệu gốm để làm chất tạo màu sắc. Trong môi trường ôxy hoá bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lá trong cho men.
– Oxit đồng là một flux khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng crazing do hệ số giãn nở nhiệt cao.
– CuO trong men bari/thiếc/natri cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng.
Công thức điều chế CuO
Đốt cháy kim loại đồng trong Oxi:
Cu + O2 -> CuO
Cách nhận biết CuO
– Thuốc thử: Dung dịch HCl
– Hiện tượng: thấy chất rắn Cu(OH)2 tan dần, cho dung dịch màu xanh lam.
– Phương trình hóa học: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
– Phương trình ion rút gọn: Cu(OH)2 + 2H+ → Cu2+ + 2H2O
Qua bài trên thì bạn đã biết được CuO là gì rồi đúng không. Nếu thấy bài viết bổ ích thì đừng quên ghé thăm khoidautuoimoicungdoublemint để đón đọc thêm nhiều bài viết khác nữa nhé!