Chắc hẳn, từ láy là một từ loại khá quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là trong nền văn học Việt Nam. Từ ngày xa xưa, các nhà thơ và nhà văn đã sử dụng nó trong các tác phẩm của mình để giúp cho chúng trở nên hay và độc đáo hơn. Vậy để hiểu hơn về những công dụng và định nghĩa từ láy trong tiếng Việt thì các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi các bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa từ láy
Từ láy là một từ loại được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên và các tiếng tạo ra từ láy đều có đặc điểm giống nhau nguyên âm, phụ âm hoặc có thể giống nhau về cả phụ âm lẫn nguyên âm. Thường thì trong từ láy sẽ có một hoặc hai từ đều không có ý nghĩ nhưng khi chúng ghép lại với nhau lại tạo thành nên một từ ngữ có ý nghĩa độc đáo.

Công dụng của từ láy
Như chúng ta đã biết các từ cấu tạo của từ láy chỉ có nghĩa khi ở cạnh nhau nên khi chúng tách riêng ra 1 trong hai hoặc cả hai từ đầu không có nghĩa gì. Trong các tác phẩm văn học và các tác phẩm thơ ca thì những nhà văn, nhà thơ đều sử dụng rất nhiều từ láy. Họ thường dùng từ láy để miêu tả cảnh vật, hình dáng và nhấn mạnh thêm về các đặc điểm tinh thầm, tâm lý, tình trạng, cảm súc,… con người, hiện tượng, sự vật và động vật có trong cuộc sống của chúng ta.
Phân loại từ láy
Như chúng ta đã nói ở trên, từ láy là các từ giông nhau về âm hoặc vần. Có loại từ láy có thể chỉ láy một âm hoặc một vần nhưng có loại từ láy lại láy cả ấm lẫn vần. Vì vậy, người ta thường chia từ láy thành hai loại chính như ở dưới đây.
Loại từ láy bộ phận
Trong từ láy bộ phận lại có hai loại nhỏ là láy âm và láy vần. Láy âm hay láy nguyên âm là những từ có phần âm giống nhau, ví dụ như da dẻ, thưa thớt, ngơ ngác, gầm gừ, dập dìu, chán chường,…. Còn láy vần hay láy phụ âm là những từ có phần vần giống nhau, ví dụ như bồi hồi, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu,…
Loại từ láy toàn bộ
Từ láy toàn bộ là kết hợp của từ láy âm và từ láy vần. Loại từ láy này có cả âm và vần giống nhau ví dụ như xanh xanh, luôn luôn, ào ào,…. Hoặc để tạo nên sự tinh tế và hài hòa về âm thanh, một số từ sẽ được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Chẳng hạn như ngoan ngoãn, thăm thẳm, đo đỏ, thoang thoảng, ươn ướt,…
Các phương pháp phân biệt từ láy và từ ghép

Như đã biết, Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng từ ngữ. Tuy nhiên, đây vừa lại điểm mạnh mà cũng là điểm hạn chế bởi điều đó sẽ tạo cho chúng ta bị rắc rối và dễ nhầm lẫn trong quá trình học. Thậm chí rất nhiều lần chúng ta bị nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép. Tuy nhiên, từ láy và từ ghép đều có định nghĩa và tính chất riêng của chúng cho nên chúng ta có thể phân biệt được từ láy và từ ghép với những cách sau đây.
Từ láy không chứa từ Hán Việt
Bởi vì Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng của Hán Việt ngày xưa, cho nên trong tiếng Việt cũng có nhiều sự xuất hiện của từ Hán Việt. Tất cả những từ Hán Việt hai âm tiết đều được xác định là từ ghép chứ không phải từ láy cho dù từ đó có lấy âm hay không.
Hai từ riêng biệt đều có nghĩa thì nó không phải từ láy
Khi muốn xác định từ láy hay từ ghép, chúng ta tách riêng biệt hai từ cấu tạo ra xem nó có nghĩa hay không. Nếu hai từ đó đều có nghĩa thì đó chính chính là từ ghép, còn các trường hợp còn lại là từ láy.
Đảo trật tự các từ cấu tạo
Nếu chúng ta đổi trật tự của hai từ cấu tạo mà các từ đó không có nghĩa thì đó chính là từ láy và ngược lại nếu nó có nghĩa thì đó là từ ghép.
Qua bài viết trên của khoidautuoimoivoidoublemint.com, chúng ta có thể nắm vững được một số kiến thức và lý thuyết của định nghĩa từ láy. Ngoài ra, chúng ta còn biết được những công dụng và cách phân loại của từ láy là như thế nào. Đặc biệt, với các phương pháp phân biệt giữa từ láy và từ ghép mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì hy vọng các bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép với nhau.