Khái niệm biên giới quốc gia không còn quá xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt là những bạn học sinh, sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường hay giảng đường đại học cũng đã từng có những bài học liên quan đến khái niệm biên giới quốc gia trong chương trình đào tạo của mình.
Hôm nay, khoidautuoimoivoidoublemint.com sẽ giải đáp chi tiết, rõ ràng cho khái niệm biên giới quốc gia. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé !
Nội dung chính: Khái niệm biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia là gì ?
Khái niệm biên giới quốc gia được đề cập trong chương trình học của học sinh phổ thông. Ngay bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, khái niệm lãnh thổ quốc gia được xác định như sau: Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ?
Trả lời: “Là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“ – đây là khái niệm được rút ra từ Luật Biên giới quốc gia năm 2013.

Những bộ phận hợp thành biên giới quốc gia
Các bộ phần hợp thành (cấu thành) biên giới quốc gia bao gồm 4 bộ phận: biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên không, biên giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên đất liền: đường phân chia chủ quyền lãnh thổ giữa quốc gia này với quốc gia khác hay nói cách khác là phân định rõ ràng lãnh thổ của mỗi quốc gia trên bề mặt đất liền của vùng quốc gia đó.
Biên giới quốc gia trên không: biên giới phân định rạch ròi vùng trời của mỗi quốc gia liền kề hay vùng trời quốc tế, xác định bởi mặt phẳng đứng từ biên giới quốc gia trên biển, trên đất liền lên vùng trời.

Biên giới quốc gia trên biển: có thể chia làm 2 phần: phần thứ nhất là đường phân định lãnh hải, nội thủy giữa các nước có bờ biển gần hay đối diện nhau; phần thứ hai là đường ranh giới ở phía ngoài lãnh hải để phân cách với các biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của quốc gia trên biển.
Biên giới quốc gia trong lòng đất: được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên biển và trên đất liền đến thẳng xuống lòng đất.
Độ sâu có thể xác định bằng cách nhờ vào kĩ thuật khoan, kĩ thuật khoan thực hiện đến đâu thì độ sâu đến từng ấy. Nhưng đến nay chưa xác định được độ sâu cụ thể của biên giới lòng đất.
Trách nhiệm của công dân Việt Nam
Trước hết, mọi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh và có những hành động thiết thực đóng góp vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các Hiếp pháp, luật của Nhà nước như: Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự,…
Một lòng với Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng nhận và làm tròn những nhiệm vụ được giao.

Đối với học sinh, sinh viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi về mọi mặt, có hiểu biết sâu rộng về truyền thống dựng và giữ nước của dân tộc, sự lãnh đạo của Đảng trong các cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân cũng cần được nêu cao và khắc ghi. Để từ đó xây dựng, củng cổ và phát huy truyền thống yêu nước.
Thực hiện thật tốt môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường THPT, Cao đẳng, Đại học,…và hoàn thành các nhiệm vụ của môn học trong suốt thời gian học tại trường.
Kết luận cho khái niệm biên giới quốc gia
Vậy là chúng tôi đã giải thích chi tiết, cụ thể khái niệm biên giới quốc gia. Từ đây, các bạn có thể tham khảo, học hỏi thêm những kiến thức bổ ích từ khái niệm biên giới quốc gia nhé!