Trong những phép tu từ, khái niệm so sánh là một phép tu từ căn bản nhất, thông dụng mà các em phải làm quen từ ngữ văn 6. Tại sao nó lại căn bản và thông dụng đến vậy? Hôm nay, khoidautuoimoivoidoublemint.com cùng đi tìm hiểu về khái niệm so sánh nhé !
Khái niệm so sánh là gì
Khái niệm so sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng (giống nhau ở 1 khía cạnh nào đó) mục đích làm câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm, sự sinh động cho sự biểu đạt.
Khái niệm so sánh còn là một phép tu từ cơ bản nhất trong 8 phép tu từ trong Tiếng Việt và được sử dụng phổ biến.
Do khái niệm so sánh dễ sử dụng, nên từ xưa ông bà ta đã dùng phép so sánh vào ca dao tục ngữ, để ví von những kinh nghiệm đời sống dành lại cho con cháu đời sau.
Chắc cũng do vậy nên bây giờ khái niệm so sánh được sử dụng rất nhiều, từ trong văn viết và cả văn nói.
Để có thể hiểu khái niệm so sánh, các em nên đọc phần tiếp theo.
Nội dung chính của khái niệm so sánh
Phân loại phép so sánh
Phép tu từ so sánh được phân thành 2 loại, Bao gồm:
- So sánh ngang bằng
- So sánh không bằng (so sánh hơn kém)
Dùng những từ ngữ so sánh để nối câu: như, tựa, giống, nhiền hơn, không bằng, kém hơn, ít hơn, là, ….
So sánh bằng như thế nào?

Cũng gần giống khái niệm so sánh, so sánh bằng là so sánh sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác mà cấp độ của chúng gần giống hoặc giống nhau hoàn toàn.
Cách dùng so sánh bằng:
Đặt:
Sự vật, sự việc, hiện tượng chính: X
Sự vật, sự việc, hiện tượng phụ (dùng để so sánh với sự vật, sự việc, hiện tượng chính: Y
X + (từ dùng để so sánh bằng như, giống, là, tựa, … ) + Y
Ví dụ:1
” Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Ví dụ 2:
“Anh em như thể tay chân”
So sánh không ngang bằng là như thế nào ?

So sánh không ngang bằng (so sánh hơn kém) là dùng sự vật, sự việc, hiện tượng này so sánh với sự vật sự việc khác có cấp độ cao hơn hoặc kém hơn, để làm nổi bật sự vật, sự việc, hiện tượng chính.
Cách dùng so sánh không ngang bằng:
Sự vật, sự việc, hiện tượng chính: X
Sự vật, sự việc, hiện tượng phụ (dùng để so sánh): Y
X + (từ dùng để so sánh: hơn, kém, không bằng, chưa bằng, gần bằng, … ) + Y
Ví dụ 1.
An không giỏi bằng Lan
Ví dụ 2.
Em kém chị 2 tuổi
Công dụng của phép so sánh
Để nắm vững kiến thức khái niệm so sánh, chúng ta phải biết thêm công dụng của nó để áp dụng đúng ngữ cảnh nhé!
Diễn đạt, diễn tả, mô tả sự vật, sự việc, hiện tượng.
Tăng gợi hình gợi cảm cho sự biểu đạt.
Làm nổi bật sự vật, sự việc, hiện tượng nhắc đến.
Giúp người đọc liên tưởng đến những thứ gần gũi, thông dụng
Ví dụ của phép so sánh
Ví dụ 1:
“Trẻ em như búp trên cành”
Giải: Phép tu từ so sánh trong câu làm tăng sự sinh động của câu văn => ý nói trẻ em rất non nớt giống như một mầm non mới mọc.
Ví dụ 2:
Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học,
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc,
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ,
Êm đềm khua nước ven sông.
Giải: Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ làm tăng sự gợi hình, gợi cảm cho người đọc.
Tác giả dùng những từ ngữ gần gũi như là “ chùm khế ngọt, đường đi học, con diều, con đò” sự ngọt của khế, sự vui vẻ trên đường đi học và con diều, sự yên bình của con đò để diễn tả quê hương, khi đọc vào làm cho ta có cảm giác xao xuyến nhớ về quê không nguôi.
Bài tập của phép so sánh
Để hiểu thêm về khái niệm so sánh, các em hãy tập phân tích những bài tập dưới đây để tăng kiến thức cho bản thân nhé !
Bài 1: Hãy xác định câu so sánh trong các câu sau

Bài 2: Phân loại so sánh trong câu sau
Câu 1:
“Cao hơn cả núi dài hơn cả sông
Rộng hơn cả đất xanh hơn cả trời.”
Câu 2:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”
Câu 3:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Kết luận cho khái niệm so sánh
Đọc đến đây là các em có thể hiểu những căn bản của khái niệm so sánh. Để vững kiến thức các em hãy làm thật nhiều bài tập thật nhiều nhé!