Ông bà ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Vậy bạn đã thực sự hiểu được nghĩa của từ giang sơn chưa? Hãy cùng khoidaumoivoidoublemint tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nghĩa của từ giang sơn
Giang có nghĩa là sông, sơn có nghĩa là núi. Giang sơn là chỉ đến đất nước, sông núi, vùng lãnh thổ, vùng đất của một nước.
- Ví dụ:
Ái tình là gì mà so với thiên trường địa cửu
Một kiếp người nhỏ bé, bì thế nào với vạn dặm giang sơn.
Giang sơn cũng nói đến cơ nghiệp của người nào đó
- Ví dụ: Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.

Nghĩa giang sơn trong “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” là gì?
“Giang sơn dễ đổi” giang sơn trong câu nói này là chỉ về cơ nghiệp của một người, của đất nước. Khi người đó có đủ tự tin, bản lĩnh, trí tuệ và kèm theo một chút may mắn thì giang sơn của người đó sẽ được xây dựng, duy trì vững mạnh và khó có thể thay đổi. Nhưng khi họ thiếu một trong những yếu tố trên thì giang sơn rất dễ bị lật đổ, dịch chuyển từ tay người này sang người khác. Người tài thì cũng có người tài hơn. Điển hình như ta thấy nước Việt Nam ta cũng trải qua rất nhiều thời đại từ nhà Dương Vương và Hồng Bàng Thị, nước Văn Lang và các vua Hùng, giao chỉ và nhà Tây Hán, nhà Đông Hán, Hai Bà Trưng, Nhà Tiền Lý, Nhà Tùy Đường, Triều Ngô, Hậu Ngô Vương,Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê, Triều Lý,… Điều này chứng tỏ giang sơn, cơ nghiệp của một người rất dễ thay đổi. Còn về “bản tính khó dời” có nghĩa là chỉ bản chất, tính cách của con người khó thay đổi hơn cả việc dời chuyển giang sơn. Không ai có thể đánh thức một người đang giả vờ ngủ say hay khuyên bảo một người sửa đổi khi họ không mong muốn. Có những người luôn viện cớ vào câu nói này để biện hộ cho sự lười biếng, sự bảo thủ của bản thân để không phải thay đổi. Mặc dù họ biết nếu thay đổi thì sẽ tốt hơn, sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng họ lại không làm điều đó. Câu nói “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” liệu có thực sự đúng?. Nó chỉ đúng đối với một số bộ phận những người bảo thủ, luôn xem mình là đúng, là trung tâm, không biết lắng nghe người khác,… Những người có tính cách như này đều sẽ không được mọi người yêu quý và luôn bất mãn với người khác. Họ nhìn ra được điểm sai của bản thân nhưng lại không muốn thay đổi. Vì vậy, bạn nên nhận thức được sự ảnh hưởng của vấn đề này và cố gắng thay đổi nó. Nếu bạn đủ quyết tâm, chân thành, sự kiên nhẫn thì mọi thứ đều có thể dễ dàng thay đổi kể cả bản chất. Hãy luôn tin tưởng vào bản thân, biết hướng về cái thiện, lẽ phải để thay đổi cho bản thân ngày càng trở nên tốt hơn, trở thành con người có ích cho xã hội. Câu nói này cũng là một thông điệp rất hay để chúng ta có những cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề.
Từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ giang sơn
Từ đồng nghĩa với từ giang sơn
Những từ đồng nghĩa với từ giang sơn là: đất nước, Tổ Quốc, non sông, nước nhà, xã tắc,… Chúng ta có thể dễ dàng thay thế từ giang sơn bằng những từ đồng nghĩa để giúp cho đoạn văn, bài văn tránh lặp lại từ. Đồng thời, nó cũng tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe trong bài viết.
Từ trái nghĩa với từ giang sơn
Xâm lăng, xâm chiếm, xâm lược, đế quốc,… là những từ trái nghĩa với từ giang sơn. Nếu biết cách sử dụng khéo léo những từ trái nghĩa này trong bài viết thì cũng sẽ tạo nên sự độc đáo, hài hòa hơn. Điều này sẽ tạo ra được dấu ấn cho người đọc, người nghe, giúp cho bài viết thêm sinh động.
Bài viết trên nói về nghĩa của từ giang sơn. Khoidautuoimoivoidoublemint mong sau khi bạn đọc được bài viết này thì bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về nghĩa của từ giang sơn, cũng như là những từ đồng nghĩa, trái nghĩa của nó. Cảm ơn bạn đã đón đọc tại trang khoidautuoimoivoidoublemint!