Nghĩa của từ hòn đá nghe có vẻ là một từ rất là quen thuộc với bạn đúng không. Nhưng liệu bạn đã biết những nghĩa xa hơn của nó chưa. Hay là cách sử dụng từ hòn đá qua tác phẩm của Hồ Chí Minh chưa. Nếu chưa thì hôm nay chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những ý nghĩa của từ hòn đá nhé!
Nghĩa của từ hòn đá
Là vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất, có đặc tính rắn chắc. Dùng để lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa

Những dạng bài tập liên quan đến nghĩa của từ hòn đá
Bài tập: trang 52 sgk tiếng việt 5 tập 1
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a. Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng.
b. Hòn đá – đá bóng.
c. Ba và má – ba tuổi.

Bài làm:
a.
- Đồng (trong cánh đồng): là một khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng để trồng trọt lúa, ngô, khoai…
- Đồng (trong tượng đồng): là kim loại có màu đỏ thường dùng để kéo dây điện, dát mỏng, đúc tượng
- Đồng (trong một nghìn đồng): dùng để chỉ đơn vị tiền tệ của Việt Nam
b.
- Đá (trong hòn đá): là vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất, có đặc tính rắn chắc. Dùng để lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa…
- Đá (trong đá bóng): một động tác của con người dùng chân đưa bóng đi một nơi nào đó
c.
- Ba, má (trong ba và má): dùng để chỉ những người đã sinh ra mình.
- Ba (trong ba tuổi): từ chỉ số lượng 1, 2, 3, 4… thể hiện số tuổi tính từ khi mỗi người sinh ra
Nghĩa của từ hòn đá của tác phẩm Hồ Chí Minh
Biểu tượng cho chủ nghĩa tư bản, công việc khó khăn, nặng nhọc
Ngày 23-6-1924 Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản. Đại hội này họp từ ngày 17-6 đến 8-7-1924 tại Matxcơva với mục đích chủ trương tăng cường công tác xây dựng các đảng cộng sản và vạch ra nhiệm vụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chống những phần tử phái hữu và Tờrốtkít. Nêu lại vấn đề như vậy để hiểu sâu hơn những biểu tượng thâm thuý, sâu sắc trong lời phát biểu này:
“Các đồng chí, khi các đồng chí muốn đập vỡ một quả trứng hay một hòn đá, thì các đồng chí phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công cụ mà sức bền của nó tương xứng với sự vững chắc của đối tượng định đập tan.
Tại sao các đồng chí không có sự đề phòng như vậy khi các đồng chí muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản? Tại sao trong những vấn đề của cách mạng các đồng chí không đem ra đối chiếu sách lược, sức mạnh của các đồng chí? Tại sao không so sánh sức mạnh và sự tuyên truyền của các đồng chí với sức mạnh và sự tuyên truyền của kẻ địch mà các đồng chí muốn chống lại và chiến thắng nó? Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí?”
Những ý tứ quan trọng nhất đều nằm trong biểu tượng hòn đá, để dẫn đến lập luận ở câu cuối cùng là không thể bác bỏ: “Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí?”.
Ngày 21/4/1942 Bác làm bài thơ Hòn đá. Bài thơ viết theo lối ẩn dụ:
“Hòn đá to,
Hòn đá nặng,
Một người nhắc,
Nhấc không đặng,
Hòn đá to,
Hòn đá nặng,
Nhiều người nhấc,
Nhấc lên đặng”.

Bài thơ đi theo thể ba chữ rắn rỏi có thể hiểu như nhịp đi của bước chân dứt khoát. Bác đưa ra một hình ảnh “Hòn đá to, nặng” ẩn dụ cho những công việc to lớn, khó khăn. Hai khổ đầu là thế tương phản: một người và nhiều người; sự đơn lẻ, cá nhân và số đông, tập thể.
Một người không thể nhấc được hòn đá nhưng nhiều người thì nhấc được. Đó là chân lý hết sức giản dị. Hòn đá dù to, dù nặng nhưng nếu có nhiều người cùng chung sức thì sẽ nhấc được; nếu công việc có khó khăn, gian khổ, nặng nề nếu nhiều người cùng chung sức, chung lòng thì tất sẽ làm được.
Phần cuối bài thơ Hòn đá là sự khẳng định sức mạnh đoàn kết thì việc gì khó cũng vượt qua:
“Biết đồng sức,
Biết đồng lòng,
Việc gì khó,
Làm cũng xong”
Thượng tướng Đàm Quang Trung cứ tâm đắc mãi chỉ một câu nói của Bác Hồ mà có sức mạnh hơn cả ngàn pho sách thuyết lý: “Đoàn kết thì nhất định việc gì cũng làm được. Một người không vây bắt được con hổ nhưng có nhiều người hợp sức thì vây bắt được. Một người không bẩy được hòn đá to, nhiều người bẩy thì hòn đá to cũng phải bật
Hòn đá – Biểu tượng cho sự “chỉ lối”
Hòn đá chỉ là vật vô tri nhưng lại đóng vai trò “chỉ lối” cho mọi người “Đi đúng hướng đúng phương” thì vẫn được mọi người nhớ mãi. Đó là trường hợp bài thơ Cột cây số:
“Chẳng cao cũng chẳng xa,
Không đế cũng không vương;
Một phiến đá nho nhỏ,
Đứng sừng sững bên đường;
Người nhờ anh chỉ lối,
Đi đúng hướng đúng phương;
Anh chỉ cho người biết,
Nào dặm ngắn, dặm trường;
Mọi người nhớ anh mãi,
Công anh chẳng phải thường”[6].
Bài thơ không còn nói về “hòn đá” mà nói về bài học ứng xử văn hoá: không quan trọng ở hình thức mà quan trọng ở giá trị nội dung. Là bài học về sự biết ơn, tri ân những sự vật tưởng là bình thường, nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn.
Những trường hợp này không có ý làm thơ nhưng lại giàu chất thơ bật toát ra từ hình tượng và sự cảm nhận ở người đọc.
Qua những điều trên thì hy vọng các bạn đã biết được nghĩa của từ hòn đá rồi. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích đừng quên theo doi khoidautuoimoivoidoublemint để đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn hơn nữa nhé!