Kho tàng văn học Việt Nam với vô vàn thể loại và ca dao tục ngữ khác nhau. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những câu ca dao văn học dân gian hay nhất nhé!
Chúng ta hiểu như thế nào về văn học dân gian?
Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật về ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo. Mục đích chính là phục vụ trực tiếp trong đời sống cộng đồng trong những buổi sinh hoạt khác nhau. Văn học dân gian là tiếng ru ầu ơ dân tộc , là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam. Văn học dân gian góp phần thể hiện tâm hồn người nông dân và đời sống lao động. Đây là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho tình yêu khoe sắc tỏa hương. Thông qua văn học dân gian, chúng ta cảm nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu. Chúng ta thấy thương hơn vừa rau, gốc lúa, thương hơn cuộc sống xung quanh chúng ta. Thông qua những câu ca dao văn học dân gian ta càng thấy rõ hơn về điều đó.

Văn học dân gian và những đặc trưng của nó
Tính tập thể của văn học dân gian
Những tác phẩm văn học dân gian là do nhân dân sáng tác. Tuy nhiên không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Tính tập thể của văn học dân gian thể hiện trong quá trình sử dụng tác phẩm đó. Điều quan trọng là tác phẩm đã được mọi người thưởng thức, biểu diễn hay hay không. Tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm trong quá trình đó.
Văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt của nhân dân
Loại hình văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận của sinh hoạt nhân dân. Nói cách khác, sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của văn học dân gian. Tính ứng dụng của những tác phẩm văn học dân gian là rất cao . Ví dụ, bài hát ru gắn với việc ru con ngủ là một hình thức sinh hoạt gia đình. Những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với lễ hội, tín ngưỡng đều là loại hình của văn học dân gian. Những câu ca dao văn học dân gian chính là loại hình gắn liền với sinh hoạt của nhân dân.
Những câu ca dao văn học dân gian hay nhất bạn nên biết
Ca dao văn học dân gian có rất nhiều chủ đề và đề tài khác nhau. Cùng tìm hiểu những đề tài đó và câu ca dao hay nhé!
Ca dao văn học dân gian về phong tục tập quán
Một vài câu ca dao về phong tục tập quán nổi bật như:
- Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
- Chiều Ba mươi anh không đi Tết,
Rạng ngày Mồng Một anh không đi lạy bàn thờ,
Hiếu trung mô nữa mà bảo em chờ uổng công.
- Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

- Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu
Mùng chín đâu đâu trở về hội Gióng.
- Nào ai quyết chí tu hành
Có về Yên Tử mới đành lòng tu.
- Người trước bắc cầu người sau theo dõi
Người thì xông khói lời nói xông nhang.
Chùa nát thì có Bụt vàng
Tuy rằng miếu đổ Thành Hoàng vẫn thiên.
- Thứ nhất là hội Cổ Loa
Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm
- Anh về thưa mẹ cùng cha,
Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang sêu.
- Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè….
- Lúa Tháng 5 trông trăng Rằm Tháng 8
Trăng mờ cày nỏ, trăng tỏ cày rầm.
- Lệnh làng nào làng ấy đánh,
Thánh làng nào làng ấy thờ
- Dù ai buôn bán đâu đâu,
Mồng Mười Tháng 8 chọi trâu thì về.
Ca dao văn học dân gian về học tập
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
- Nhân bất học bất tri lý
Ngọc bất trác bất thành khí.
- Ai ơi đâu đấy hỡi ai?
Hãy về đọc sách mai đây tiến trường.
- Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Làm trai cố chí học hành
Lập nên công nghiệp để dành mai sau.
- Đừng bảo rằng trời không tai
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
- Học trò hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh.

- Học cao không muốn tranh giành
Những người học ít ưa sanh sự phiền.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
Kết luận ca dao tục ngữ
Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu những câu ca dao văn học dân gian hay nhất trong bài viết của khoidautuoimoivoidoublemint.com. Ngoài ra, còn rất nhiều câu ca dao hay khác mà các bạn có thể khám phá.